Cách phân biệt mật ong thật-giả
Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, vì những hoạt chất có trong mật ong có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm và hơn hết là lành tính. Mật ong tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng mà đa phần ở dạng vi lượng. Nó có khoảng 22 axit amin, 31 khoáng chất khác nhau, nhiều loại vitamin, enzyme và chất chống ôxy hóa. Sử dụng mật ong thường xuyên đúng cách rất có lợi cho sức khỏe.
Nhưng cũng chính vì vậy mà “mật ong” trở thành miếng mồi béo bở của nhiều nhà kinh doanh. Mặc dù trên thực tế nguồn mật ong nguyên chất lại bị giới hạn nhưng trên thị trường lại có vô số nhà cung cấp mật với số lượng không giới hạn. Vậy câu hỏi được đặt ra, số mật ong đó có nguồn gốc từ đâu? Có chất lượng hay không?
Hiện nay, trên các kênh thông tin có rất nhiều phương pháp để thử mật ong nguyên chất như: nhỏ một giọt mật ong lên tờ giấy, nhỏ một giọt mật vào cốc nước, ngâm cọng hành tươi vào mật ong,… Tuy nhiên tất cả các phương pháp trên không thể đảm bảo độ chính xác mà chỉ có tính tương đối.
Phương pháp tin cậy nhất trong việc kiểm tra mật ong có 100% tự nhiên hay không là xác định hàm lượng đồng vị của carbon đường C4 trong mật ong.
Vậy chỉ số C4 là gì? Chúng có ý nghĩa gì trong việc đánh giá chất lượng mật ong? Hôm nay xin mời quý độc giả cùng tìm hiểu:
#Chỉ số C4 trong mật ong là gì?
Các cơ quan quản lý thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc doanh nghiệp kiểm tra đường mía Saccarozơ trong mật ong.
Có thể nói việc này gần như chưa đem lại hiệu quả, vì người nuôi ong không pha trộn đường mía trực tiếp với mật ong mà họ cho ong ăn đường ở thời điểm quay mật để tăng năng suất. Khi ong ăn đường, hệ thống tiêu hóa của ong đã phân đường mía thành hai dạng đường đơn Glucose và Fructose (hai loại chất ngọt có trong mật ong tự nhiên). Vậy nên, dù họ có làm hàng loạt xét nghiệm cũng không thể tìm thấy đường mía trong mật ong.
Ở các nước Châu Âu và Mỹ, họ không kiểm tra mật ong kém chất lượng bằng cách kiểm tra đường mía mà tiêu chí họ đưa ra để kiểm tra là chỉ số C4 của mật.
Đây là cách uy tín và chính xác nhất để truy xuất hàm lượng đường có trong mật ong đến từ đâu?
#Làm sao để đánh giá được mật chuẩn?
Vào thời kỳ Ong không thể lấy dịch ngọt từ hoa hoặc lá để sinh tồn thì người nuôi sẽ sử dụng đường từ mía, củ cải… để duy trì đàn ong & dễ thấy việc cho ăn này có thể bị lạm dụng để tạo ra mật ong. Mật ong được tạo ra bằng các này có giá trị dinh dưỡng rất thấp và giá thành rất rẻ.
Việc kiểm nghiệm chỉ tiêu đường C4 thể hiện trung thực và chính xác giúp người tiêu dùng thấy được nguồn gốc của đường Glucose và Fructose trong mật ong đến từ đâu, đến từ việc ong đi lấy dịch ngọt từ hoa để luyện thành Mật Ong hay đến từ việc cho ăn Đường để luyện thành thứ gọi là Mật Ong.
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12605:2019 chỉ số hàm lượng đường C4 < 7% được coi là mật ong. Với mật ong có hàm lượng đường C4 = 0% cho thấy người nuôi cho ong khai thác mật hoàn toàn từ dịch ngọt của hoa hoặc lá trong tự nhiên, mật này giầu vitamin và khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao (giống như khái niệm mật ong rừng).
Nếu C4 > 7% thì mật ong đó được xem là loại mật do ong ăn đường tạo nên.
Như vậy chỉ cần dựa vào chỉ số C4 của mật ong < 7% là người tiêu dùng đã chọn được mật ong nguyên chất 100% có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, có chất lượng cao: mật ong rừng và mật ong nuôi (Ong nuôi theo phương pháp tự nhiên – không cho ăn đường trong quá trình nuôi).
#Vậy người tiêu dùng có thể dựa vào đâu để xác nhận chỉ số C4 có trong mật ong?
Tuy C4 có thể giúp xác định chính xác nguồn gốc của mật ong, nhưng phương pháp này đòi hỏi những thiết bị phân tích hiện đại và rất đắt tiền. Sự thật là không khách hàng nào có thể bỏ một số tiền lớn để mua máy về chỉ để test mật ong. Và hiện nay ở Việt Nam cũng chỉ có duy nhất một đơn vị nhận kiểm nghiệm chỉ số C4 (phòng lab Hoàn Vũ – Analytical Laboratory). Vậy người tiêu dùng có thể dựa vào đâu để xác nhận chỉ số C4 của mật ong?
Hiện nay trên thị trường hầu như ong được cho ăn đường trong quá trình nuôi nên họ không làm kiểm nghiệm C4. Chính vì vậy nên sản phẩm của họ sẽ không có phiếu kiểm nghiệm chỉ số C4. Vậy nên, khi mua mật ong hãy yêu cầu xem phiếu kiểm nghiệm để đảm bào rằng bạn đang sở hữu một lọ mật ong nguyên chất.
Mật ong Tam Đảo là loại mật ong được tự nhiên, thu từ những vùng nguyên liệu sạch, rừng nguyên sinh… nên vẫn giữ được giá trị và thành phần dinh dưỡng quý giá của mật ong. Và hơn hết mật Tam Đảo là một trong số ít đơn vị đạt chỉ số C4 và có phiếu kiểm nghiệm rõ ràng về những chỉ số này.

#Địa chỉ mua mật ong tin cậy?
Người tiêu dùng có thể tìm mua các sản phẩm mật ong tự nhiên, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại Ong Tam Đảo.
Nhà máy Mật Ong Tam Đảo Honeco với hơn 20 năm kinh nghiệm, chúng tôi đang cung cấp các dòng sản phẩm mật ong chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn GMP, FSSC 22000 và các chứng nhận Quốc Tế FDA, Halal.
Tự hào là đơn vị cung cấp mật ong nguyên liệu uy tín hàng đầu nhiều năm qua cho các nhà máy dược mỹ phẩm, chế biến và sản xuất thực phẩm…trên toàn quốc. Với đội ngũ nghiên cứu chuyên nghiệp, tâm huyết Honeco còn được biết đến là nhà sản xuất gia công các sản phẩm chế biến từ mật ong hàng đầu Việt Nam hiện nay.
LIÊN HỆ TƯ VẤN: 09.8668.9009
Bốn loại trái cây giúp tăng đề kháng, chống cảm cúm
Khế, lê, chanh, cam là những loại quả giàu vitamin cùng các chất dinh dưỡng, góp phần tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị cúm.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cơ sở 3, cho biết trái cây là nguồn cung cấp vitamin C - một chất quan trọng đối với cơ thể, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Khi bị cảm cúm, việc bổ sung vitamin C rất cần thiết. Dưới đây là 4 loại bạn có thể áp dụng trong hỗ trợ điều trị cúm.
Khế còn gọi là khế ta, khế cơm, kế chua, ngũ liêm tử, trong múi khế có hàm lượng đường, được chứng minh có thể làm giảm viêm. Bên cạnh đó, khế chứa nhiều yếu tố vi lượng như kali, canxi, sắt, phospho, vitamin như A, C, B1, B2, P, các hợp chất thực vật lành mạnh như axit gallic, quercetin và epicatechin có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trong đông y, quả khế có vị chua ngọt, có tính sáp bình, không độc, chủ trị phong, nhiệt (nóng sốt), chữa sổ mũi, đau họng bằng cách dùng 90-120 g quả khế tươi, ép lấy nước uống.
Lưu ý: quả khế có hàm lượng oxalat cao, vì vậy, những người có vấn đề về thận nên tránh ăn khế và sử dụng nước ép.
Trong đông y, lê nổi tiếng với tác dụng trị ho, tiêu đờm, nhuận phổi, dưỡng huyết, chữa khản tiếng. Trong quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic. Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính.
Bạn dùng quả lê cắt phần đầu cuống thành cái nắp, moi hết ruột, cho xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1-2 giờ, chữa cảm mạo và ho. Bạn có thể vừa uống nước, vừa ăn lê, mỗi ngày một lần.
Lưu ý, do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau bụng, đi lỏng không nên dùng.
Chanh rất giàu vitamin C và những chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid (polymethoxylated flavones trong chanh nhiều gấp 20 lần rau quả thông thường), chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.
Múi chanh phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho viêm họng, hoặc dùng hai quả thái vụn, tra đường phèn vừa phải, hấp cách thủy ăn, chữa ho nhiều đờm.
Bài thuốc xông chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50 g, bạc hà 20 g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh, tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu nước sôi, rồi xông cho đổ mồ hôi.
Lưu ý việc uống nước chanh quá liều lượng hoặc thiếu khoa học có thể dẫn đến những tác dụng phụ bởi axit citric có trong nước chanh có khả năng làm mòn men răng và khô lưỡi, miệng. Lạm dụng nước chanh gây loét dạ dày (do làm tăng lượng axit), trào ngược dạ dày thực quản, khiến bệnh nhiệt miệng nặng hơn (axit trong chanh sẽ khiến vết loét trở nặng, đau rát), đau đầu, thừa vitamin C (gây buồn nôn, dạ dày khó chịu, đau bụng, tiêu chảy...).
Không phải ngẫu nhiên mà xưa này nhiều người xem nước cam là thức uống tốt khi bị bệnh. Hàm lượng vitamin C rất cao trong cam có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, ức chế đông máu và chống oxy hóa mạnh. Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate và thiamine (vitamin B1) các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài cơ thể.
Lưu ý nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đúng đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên dùng nước cam bởi trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Không nên uống nước cam vào buổi tối bởi nước cam có tác dụng lợi tiểu, gây tiểu đêm nhiều lần và mất ngủ. Đồng thời, vitamin C có trong cam cũng làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Mật ong Manuka là gì?
Tên mật ong Manuka xuất phát từ cây bụi Manuka hay còn gọi là hoa Leptospermum Scoparium. Loài hoa này có nguồn gốc từ New Zealand được các con ong thụ phấn và hình thành mật ong. Mật ong Manuka có màu sẫm và có tính kháng khuẩn đặc biệt nhờ vào hàm lượng methylglyoxal (MGO) cao.
Bên cạnh chỉ số MGO thể hiện độ kháng khuẩn thì UMF thể hiện nồng độ của mật ong. Đây là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ kháng khuẩn của hầu hết các loại mật ong. Ngoài ra, các sản phẩm từ mật ong Manuka đều phải qua xử lý, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phân phối ra thị trường.

Công dụng của mật ong Manuka đối với sức khỏe
Chữa lành vết thương: FDA Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh rằng đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong Manuka có thể giúp chữa lành vết thương an toàn. Có thể kể đến các vết thương do bệnh tiểu đường, bị bỏng hoặc người sau khi phẫu thuật mí mắt.
Hỗ trợ điều trị mụn: Mật ong Manuka có khả năng hỗ trợ điều trị mụn nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng như một loại xà phòng kháng khuẩn.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Thành phần đường trong mật ong Manuka không gây sâu răng mà còn ngăn ngừa hình thành mảng bám, ức chế vi khuẩn phát triển và các vấn đề sâu răng, viêm nướu.
Làm giảm đau họng: Đặc tính kháng khuẩn của mật ong Manuka có thể làm giảm lượng vi khuẩn gây viêm họng và có hại cho viêm niêm mạc. Từ đó, tình trạng viêm họng được loại bỏ nhanh chóng.
Ngăn ngừa viêm loét dạ dày: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong Manuka có thể chống lại tình trạng viêm loét dạ dày như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn,...
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh xơ nang: Mật ong Manuka có tác dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn chính gây xơ nang. Đồng thời, sản phẩm còn có thể kết hợp với thuốc kháng sinh để trị bệnh xơ nang.
Cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Sản phẩm chứa chất chống oxy hóa và có tác dụng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, mật ong Manuka giúp tấn công vi khuẩn C. diff và giảm thiểu tình trạng viêm đối với người mắc bệnh ruột kích thích.
Chỉ số MGO của mật ong Manuka là gì?
Methylglyoxal là một hoạt chất tự nhiên trong mật ong Manuka, được viết tắt là MGO. Chỉ số MGO này thể hiện nồng độ của hoạt chất trong mật ong. Những sản phẩm có chỉ số MGO càng cao thì tính kháng khuẩn của mật ong càng mạnh.
Chỉ số MGO này thể hiện nồng độ của hoạt chất trong mật ong
Cách sử dụng mật ong Manuka đúng chuẩn
1. Cách sử dụng mật ong Manuka tăng cường sức đề kháng
Uống mật ong Manuka pha với nước ấm là phương pháp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Bạn nên thực hiện theo định lượng như sau:
Trẻ em dưới 12 tuổi: Nửa muỗng cà phê.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Một muỗng cà phê.
Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh bằng cách uống mật ong pha với nước chanh ấm hoặc vitamin C để uống vào mỗi buổi sáng và uống trà hoa cúc mật ong vào buổi tối.
2. Cách sử dụng mật ong Manuka trị ho
Để loại bỏ tình trạng ho kéo dài, bạn dùng một muỗng mật ong và một lát chanh, rồi đem hấp cách thủy cho đến khi mật ong và chanh chảy hòa tan. Đặc biệt, phương pháp này cực kỳ hiệu quả đối với trẻ vừa có dấu hiệu ho.
Mật ong rừng Tây Nguyên Xuân Nguyên chai 200 ml
3. Cách sử dụng mật ong Manuka cải thiện viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
Mỗi ngày, bạn có thể uống một muỗng mật ong hoặc pha mật ong với nước chanh ấm để giảm tình trạng viêm loét, trào ngược dạ dày. Tốt nhất, đối với người lớn nên uống 4 lần/ngày và trẻ trên 12 tháng tuổi thì 1 lần/ngày.
4. Cách sử dụng mật ong Manuka để chăm sóc da
Mật ong Manuka có thể được sử dụng như nguyên liệu chăm sóc hàng ngày. Trước tiên bạn dùng sữa rửa mặt làm sạch da mặt, sau đó thoa một lớp mỏng mật ong Manuka lên da. Bạn hãy để yên và thư giãn trong 10 - 20 phút rồi rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.
Sữa rửa mặt chiết xuất Chanh Nature Republic Vitapair C 150 ml
5. Cách sử dụng mật ong Manuka để điều trị các bệnh về da
Mật ong Manuka có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như khô da, vảy nến, phát ban, eczema, bị trứng cá,... Bạn hãy thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị tổn thương, thư giãn và giữ nguyên trong khoảng 1 giờ.
6. Cách sử dụng mật ong Manuka chữa lành vết thương
Khi bị thương, bạn có thể sử dụng mật ong để vết thương làm lành nhanh chóng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già và thuốc đỏ, sau đó bôi mật ong Manuka trực tiếp lên vết thương hoặc bôi vào miếng gạc tiệt trùng.
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml
Những lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka
Nếu bạn dị ứng với mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong thì không nên sử dụng để bôi hoặc uống.
Mật ong Manuka có hàm lượng đường cao, vì vậy sản phẩm sẽ không phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng cũng không nên dùng mật ong Manuka để tránh bị ngộ độc.
Khi mua mật ong Manuka, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chỉ số UMF 10+ trở lên. Sản phẩm có chỉ số UMF là đã được Hiệp hội kiểm định Mật ong UMF cấp phép.
Cách phân biệt mật ong Manuka thật và giả
Mật ong Manuka mới mua về, bạn nên cho vào tủ lạnh khoảng 24 giờ để kiểm tra thật hay giả. Mật ong thật sẽ đặc quánh, sánh vàng, ngược lại mật ong giả sẽ có lớp đường lắng dưới đáy lọ.
Kiểm tra mật ong bằng cách nhúng cọng hành lá vào mật ong, nếu hành lá bị héo lại thì sản phẩm là thật.
Bạn cho vài giọt mật ong lên tấm vải, mật ong Manuka chính hãng sẽ không bị thấm qua lớp vải.
Mật ong Manuka nguyên chất sẽ không tan trong nước. Nếu bạn nhỏ một giọt mật ong vào ly nước lọc, mật ong thật sẽ chìm xuống đáy ly.
Sử dụng một ít mật ong đốt bằng đèn cầy, mật ong Manuka thật sẽ bị cháy.
Bạn pha một hỗn hợp gồm nước và mật ong theo tỷ lệ 5:1 rồi khuấy đều và để yên khoảng 24 giờ. Mật ong có pha tạp chất sẽ bị lắng cặn dưới đáy cốc nhiều, còn sản phẩm thì không bị.
Mật ong Manuka thật sẽ không bị nổi đục hoặc có cặn khi dùng đũa khuấy, mật ong nguyên chất vẫn sánh vàng.
Phân biệt mật ong thật và giả bằng lòng đỏ trứng gà. Bạn cho mật ong lên bề mặt lòng đỏ trứng và để khoảng 8 tiếng. Nếu lòng đỏ trứng đổi màu, không còn màu đỏ tươi và bị cô đặc chứng tỏ là mật ong nguyên chất.
Công dụng của mật ong Manuka đối với sức khỏe
Chữa lành vết thương: FDA Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh rằng đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong Manuka có thể giúp chữa lành vết thương an toàn. Có thể kể đến các vết thương do bệnh tiểu đường, bị bỏng hoặc người sau khi phẫu thuật mí mắt.
Hỗ trợ điều trị mụn: Mật ong Manuka có khả năng hỗ trợ điều trị mụn nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng như một loại xà phòng kháng khuẩn.
Cải thiện sức khỏe răng miệng: Thành phần đường trong mật ong Manuka không gây sâu răng mà còn ngăn ngừa hình thành mảng bám, ức chế vi khuẩn phát triển và các vấn đề sâu răng, viêm nướu.
Làm giảm đau họng: Đặc tính kháng khuẩn của mật ong Manuka có thể làm giảm lượng vi khuẩn gây viêm họng và có hại cho viêm niêm mạc. Từ đó, tình trạng viêm họng được loại bỏ nhanh chóng.
Ngăn ngừa viêm loét dạ dày: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong Manuka có thể chống lại tình trạng viêm loét dạ dày như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn,...
Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh xơ nang: Mật ong Manuka có tác dụng ngăn ngừa các loại vi khuẩn chính gây xơ nang. Đồng thời, sản phẩm còn có thể kết hợp với thuốc kháng sinh để trị bệnh xơ nang.
Cải thiện các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: Sản phẩm chứa chất chống oxy hóa và có tác dụng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, mật ong Manuka giúp tấn công vi khuẩn C. diff và giảm thiểu tình trạng viêm đối với người mắc bệnh ruột kích thích.
Chỉ số MGO của mật ong Manuka là gì?
Methylglyoxal là một hoạt chất tự nhiên trong mật ong Manuka, được viết tắt là MGO. Chỉ số MGO này thể hiện nồng độ của hoạt chất trong mật ong. Những sản phẩm có chỉ số MGO càng cao thì tính kháng khuẩn của mật ong càng mạnh.
Chỉ số MGO này thể hiện nồng độ của hoạt chất trong mật ong
Cách sử dụng mật ong Manuka đúng chuẩn
1. Cách sử dụng mật ong Manuka tăng cường sức đề kháng
Uống mật ong Manuka pha với nước ấm là phương pháp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Bạn nên thực hiện theo định lượng như sau:
Trẻ em dưới 12 tuổi: Nửa muỗng cà phê.
Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Một muỗng cà phê.
Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh bằng cách uống mật ong pha với nước chanh ấm hoặc vitamin C để uống vào mỗi buổi sáng và uống trà hoa cúc mật ong vào buổi tối.
2. Cách sử dụng mật ong Manuka trị ho
Để loại bỏ tình trạng ho kéo dài, bạn dùng một muỗng mật ong và một lát chanh, rồi đem hấp cách thủy cho đến khi mật ong và chanh chảy hòa tan. Đặc biệt, phương pháp này cực kỳ hiệu quả đối với trẻ vừa có dấu hiệu ho.
Mật ong rừng Tây Nguyên Xuân Nguyên chai 200 ml
3. Cách sử dụng mật ong Manuka cải thiện viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
Mỗi ngày, bạn có thể uống một muỗng mật ong hoặc pha mật ong với nước chanh ấm để giảm tình trạng viêm loét, trào ngược dạ dày. Tốt nhất, đối với người lớn nên uống 4 lần/ngày và trẻ trên 12 tháng tuổi thì 1 lần/ngày.
4. Cách sử dụng mật ong Manuka để chăm sóc da
Mật ong Manuka có thể được sử dụng như nguyên liệu chăm sóc hàng ngày. Trước tiên bạn dùng sữa rửa mặt làm sạch da mặt, sau đó thoa một lớp mỏng mật ong Manuka lên da. Bạn hãy để yên và thư giãn trong 10 - 20 phút rồi rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.
Sữa rửa mặt chiết xuất Chanh Nature Republic Vitapair C 150 ml
5. Cách sử dụng mật ong Manuka để điều trị các bệnh về da
Mật ong Manuka có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như khô da, vảy nến, phát ban, eczema, bị trứng cá,... Bạn hãy thoa trực tiếp mật ong lên vùng da bị tổn thương, thư giãn và giữ nguyên trong khoảng 1 giờ.
6. Cách sử dụng mật ong Manuka chữa lành vết thương
Khi bị thương, bạn có thể sử dụng mật ong để vết thương làm lành nhanh chóng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già và thuốc đỏ, sau đó bôi mật ong Manuka trực tiếp lên vết thương hoặc bôi vào miếng gạc tiệt trùng.
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml
Những lưu ý khi sử dụng mật ong Manuka
Nếu bạn dị ứng với mật ong hoặc các sản phẩm từ mật ong thì không nên sử dụng để bôi hoặc uống.
Mật ong Manuka có hàm lượng đường cao, vì vậy sản phẩm sẽ không phù hợp với người bệnh tiểu đường.
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng cũng không nên dùng mật ong Manuka để tránh bị ngộ độc.
Khi mua mật ong Manuka, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chỉ số UMF 10+ trở lên. Sản phẩm có chỉ số UMF là đã được Hiệp hội kiểm định Mật ong UMF cấp phép.
Cách phân biệt mật ong Manuka thật và giả
Mật ong Manuka mới mua về, bạn nên cho vào tủ lạnh khoảng 24 giờ để kiểm tra thật hay giả. Mật ong thật sẽ đặc quánh, sánh vàng, ngược lại mật ong giả sẽ có lớp đường lắng dưới đáy lọ.
Kiểm tra mật ong bằng cách nhúng cọng hành lá vào mật ong, nếu hành lá bị héo lại thì sản phẩm là thật.
Bạn cho vài giọt mật ong lên tấm vải, mật ong Manuka chính hãng sẽ không bị thấm qua lớp vải.
Mật ong Manuka nguyên chất sẽ không tan trong nước. Nếu bạn nhỏ một giọt mật ong vào ly nước lọc, mật ong thật sẽ chìm xuống đáy ly.
Sử dụng một ít mật ong đốt bằng đèn cầy, mật ong Manuka thật sẽ bị cháy.
Bạn pha một hỗn hợp gồm nước và mật ong theo tỷ lệ 5:1 rồi khuấy đều và để yên khoảng 24 giờ. Mật ong có pha tạp chất sẽ bị lắng cặn dưới đáy cốc nhiều, còn sản phẩm thì không bị.
Mật ong Manuka thật sẽ không bị nổi đục hoặc có cặn khi dùng đũa khuấy, mật ong nguyên chất vẫn sánh vàng.
Phân biệt mật ong thật và giả bằng lòng đỏ trứng gà. Bạn cho mật ong lên bề mặt lòng đỏ trứng và để khoảng 8 tiếng. Nếu lòng đỏ trứng đổi màu, không còn màu đỏ tươi và bị cô đặc chứng tỏ là mật ong nguyên chất.
Cách phân biệt KEO ong với MẬT ong
Nói về sản phẩm từ ong chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ tới mật ong, một loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng thành quả lao động của ong còn phải kể đến keo ong. Mặc dù được bán khá nhiều trên thị trường nhưng đa phần người tiêu dùng còn chưa có đầy đủ kiến thức về keo ong. Vậy keo ong có phải mật ong? Cách phân biệt keo ong với mật ong là gì?
1. Về nguồn gốc
Keo ong không phải là mật ong. Mặc dù cả mật ong và keo ong đều là sản phẩm của ong nhưng hai chất này hoàn toàn khác nhau. Trước hết, nó khác nhau về phương thức được tạo ra. Mật ong được tạo ra bởi những con ong thu thập từ các tuyến mật của thực vật. Trong khi keo ong được hình thành do ong thu thập nhựa, dầu dễ bay hơi và các chất tiết khác. Nó được xử lý nhờ những con ong liên tục nhai và trộn nước bọt của chúng với một tỷ lệ nhất định của sáp ong, phấn hoa để tạo ra một chất rắn dạng keo có mùi thơm.
Mật ong là sản phẩm chính của đàn ong và cũng là thức ăn chủ yếu của chúng. Còn keo ong được ong bôi quanh tổ để giữ ấm, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus một cách hiệu quả. Chính vì thế, chức năng lớn nhất của keo ong là kháng viêm và khử trùng, giúp bảo vệ an toàn cho đàn ong và tổ ong.
2. Cách phân biệt keo ong với mật ong về cảm quan
Xét về cảm quan, mùi vị và hình thức bên ngoài của mật ong và keo ong cũng rất khác nhau. Phần lớn mật ong ở dạng lỏng, mặc dù cũng có mật ong kết tinh đặc. Mật ong được tạo ra từ các loại cây khác nhau nên mùi vị mật ong cũng khác nhau, ví dụ như mật ong bạc hà, mật ong cà phê…, nhưng chúng có điểm chung là ngọt, hương thơm tinh tế và lâu tan. Mật ong tốt nhất phải đặc sánh, ngọt thanh, không lẫn tạp chất, không lên men.
Còn với keo ong, đây là một chất rắn màu đục, bề mặt vỡ ra giống như cát. Keo ong tự nhiên thường có màu vàng nâu, đỏ nâu, nâu hoặc nâu sẫm, đôi khi có màu xanh ngọc, một số ít gần như đen. Keo ong có mùi thơm, vị hơi đắng và se, hơi cay, dính răng khi nhai.
3. Về thành phần và tác dụng
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa mật ong và keo ong là thành phần và tác dụng. Thành phần chính của mật ong là đường, trong đó khoảng 70% là glucose và fructose dễ được cơ thể con người hấp thu.
Thêm vào đó, mật ong có chứa các chất dinh dưỡng như axit amin, khoáng chất, vitamin và enzyme. Những thành phần này có thể bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm đẹp da. Mật ong cũng có tác dụng nhất định đối với một số bệnh mãn tính.
Uống mật ong thường xuyên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim, huyết áp cao, bệnh phổi, bệnh về mắt, bệnh gan, kiết lỵ, táo bón, thiếu máu, bệnh loét dạ dày và tá tràng, v.v.
Hoạt chất chính trong keo ong là flavonoid và terpen, ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin, nguyên tố vi lượng, axit amin, khoáng chất và lipid. Keo ong có tác dụng sát trùng, chống viêm, chống oxy hóa rất tốt, có thể điều tiết nội tiết, nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, viêm thận và bệnh tiểu đường.
Các sản phẩm từ keo ong đã được phát triển bao gồm: xịt họng keo ong, nước súc miệng keo ong, viên nang keo ong, chất bảo quản keo ong, v.v.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin giúp bạn có thể phân biệt keo ong với mật ong. Đặc biệt là keo ong – sản phẩm được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, song ở Việt Nam phần lớn người tiêu dùng còn chưa quen thuộc với loại nguyên liệu này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ website: suoinguonsuckhoe.id.vn để được tư vấn và hỗ trợ
Cách phân biệt tổ yến thật, giả
Tổ yến là thực phẩm thơm ngon, mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người có cơ thể suy nhược, vừa ốm dậy thường lựa chọn yến sào làm thực phẩm hồi phục sức khỏe.
1. Tổ yến có tác dụng gì
Trong tổ yến có nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng vì thế nó mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể:
#Đẹp da: Đây là một trong những tác dụng được biết đến nhiều nhất. Yến sào có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa lão hoá, hạn chế nếp nhăn, cải thiện sắc tố da. Chính vì thế, đây là cách mà nhiều chị em lựa chọn để cải thiện làn da của mình.
#Tốt cho mắt: Con người đã tìm kiếm 29 loại axit amin trong đó có tới 18 loại trong yến sào. Trong khi đó, có 9 loại axit amin quan trong cho việc chữa lành và phát triển mô của cơ thể. Vì thế, tổ yến là lựa chọn tuyệt vời đề hỗ trợ quá trình sửa mô giác mạc, kích thích quá trình tái tạo tế bào mắt.
#Tốt cho hệ tiêu hoá
#Hồi phục sức khỏe sau sinh
#Ngăn ngừa lão hoá
#Tốt cho xương khớp
#Tốt cho hệ thần kinh
#Kiểm soát bệnh tiểu đường
#Tốt cho hệ hô hấp
2. Cách phân biệt tổ yến thật, giả
#Màu sắc
#Mùi vị
#Thử với trà xanh, i-ốt
Chức năng hệ tiêu hoá kém ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế, nếu hệ tiêu hóa suy yếu, các hoạt động của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Đọc biết, các chất dinh dưỡng có khả năng cải thiện sự suy yếu đó, đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng mà cơ thể thiếu hụt. Công dụng này phù hợp với trẻ em, người lớn cần hồi phục sức khỏe.
Phụ nữ mang thai là đối tượng cần hồi phục nhanh chóng sau sinh. Đồng thời, hầu hết chị em sau khi "vượt cạn" đều gặp phải tình trạng mệt mỏi, rụng tóc,... Do đó, trong thời điểm này, chị em có thể bổ sung yến sào vào thực đơn của mình vì khả năng hồi phục nhanh chóng, cải thiện giấc ngủ giúp chị em luôn thấy tràn đầy năng lượng và sức sống.
Yến sào còn có tác dụng khác là ngăn ngừa lão hoá. Tuy nhiên, điều này cần thực hiện thường xuyên và lâu dài mới nhận thấy được hiệu quả. Đồng thời, thói quen này cũng giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật, da dẻ hồng hào, đầy sức sống, có giấc ngủ ngon.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên động vật trong việc bổ sung chiết xuất tổ yến mỗi ngày và có thấy kết quả khả quan, xương khớp của chúng đã được cải thiện đáng kể và trở nên chắc khỏe, dẻo dai hơn. Giải thích cho điều này là vì chiết xuất yến sào có khả năng hỗ trợ quá trình tái tạo sụn, hạn chế tình trạng viêm. Vì thế, những người gặp các vấn đề về xương khớp có thể bổ sung yến sào để cải thiện tình trạng.
Yến sào còn mang đến lợi ích tuyệt vời cho hệ thần kinh như giảm căng thẳng, an thần, cải thiện giấc ngủ đồng thời tăng khả năng ghi nhớ của não bộ, đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin. Điều này là nhờ vào các nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như Br, Cu, Mn, Zn,...
Thành phần Leucine và Isoleucine trong tổ yến có khả năng giữ chỉ số đường huyết ở mức ổn định. Đồng thời, chất phenylalanine có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất hemoglobin, từ đó tăng cường quá trình vận chuyển hồng cầu và các chất dinh dưỡng vào máu, cải thiện bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, việc bổ sung yến sào thường xuyên cũng mang lại lợi ích cho hệ hô hấp. Cụ thể là phục hồi hoạt động chức năng phổ, kiểm soát tốt tình trạng hen suyễn, lao phổi mãn tính. Đặc biệt, những người có triệu chứng ho có đờm do việc hút thuốc lá thường xuyên cũng được cải thiện đáng kể.
Hiện nay, tình trạng yến sào làm giả, kém chất lượng đang diễn ra phổ biến. Nếu không phải là người mua có kinh nghiệm, bạn rất dễ mua phải hàng giả, khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Vì thế, chúng tôi chia sẻ đến bạn một số mẹo phân biệt yến thật và giả sau đây:
Thông thường, tổ yến thật sẽ có màu trắng hơi ngả vàng đối với yến thường, còn yến huyết sẽ có màu cam, màu đủ, hoặc màu đỏ cam. Còn yến giả được làm từ các thành phần như bột rau câu, tinh bột mì và keo Agenat vì thế sẽ có mày trắng.
Bạn có thể ngửi thấy mùi hơi tanh, ẩm mốc đặc trưng nếu đó là yến thật. Trong khi đó, yến giả lại có mùi kỳ lạ, hơi hắc. Về hương vị, hãy nếm thử tổ yến sau khi được ngâm với nước. Nếu sản phẩm này là giả thì khi gặp nước sẽ nhão ra do kết cấu chính bằng tinh bột. Còn nếu sản phẩm là thật, chúng sẽ rã ra thành các sợi nguyên vẹn và vẫn vẫn giữ được độ dai tự nhiên.
Bạn cũng có thể phân biệt yến thật với yến giải bằng i ốt. Nếu là yến giả, hỗn hợp sẽ chuyển sang màu xanh do tinh bột tác dụng với i ốt sẽ chuyển sang màu xanh.
Còn để phân biệt loại yến huyết, chúng ta nên sử dụng trà xanh để thử. Nếu thấy yến chuyển sang màu đen sẫm thì khả năng cao đó là yến giả. Đồng thời, nếu ngâm trong nước bình thường yến giả cũng sẽ bị mất màu. Còn nếu là yến thật, không chỉ ngâm mà nếu bạn nấu trong nhiệt độ cao thì màu sắc vẫn sẽ được giữ nguyên.
Qua bài viết này chắc hẳn quý vị đã tìm ra cầu trả lời cho vấn đề tổ yến có tác dụng gì. Có thể thấy rằng, yến sào mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ nếu như sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại yến sào được làm giả tinh vi, vì thế bạn nên áp dụng những mẹo mà #Suoinguonsuckhoe chia sẻ trên để có thể chọn mua được yến sào thật, chất lượng.
Uống nước táo đỏ khô có tác dụng gì với sức khoẻ?
Từ lâu táo đỏ được biết đến là "thần dược" đối với sức khoẻ. Chính vì thế mà nhiều người thường tận dụng táo đỏ để pha trà uống. Vậy, uống nước táo đỏ có tác dụng gì?
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) cho biết táo đỏ hay còn được gọi là đại táo, tên khoa học là Ziziphus Jujuba Mill. Đây là vị thuốc quen thuộc trong đông y và có nhiều công dụng tuyệt vời. Không những tốt cho sức khỏe mà táo đỏ khô còn là nguyên liệu chế biến món ăn giàu dinh dưỡng.
Dưới đây là những lợi ích của việc uống nước táo đỏ khô đúng cách:
#Vị thuốc an thần: Đối với những người hoạt động trí óc hoặc lao động nặng nhọc nên sử dụng một tách trà táo đỏ để giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc và giúp bổ não. Trong dược liệu này chứa saponin có khả năng giúp an thần và cải thiện trí nhớ rất tốt.
#Giúp giảm cân: Có thể bạn chưa biết, uống một tách trà táo đỏ trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp bạn giảm được một lượng lớn calo và giúp bạn có hệ tiêu hóa tốt.
#Làm đẹp da: Táo đỏ không chỉ giúp bạn chữa bệnh mà nó còn giúp bạn làm đẹp nhờ khả năng chống oxy hóa, chống viêm giúp làm mờ vết thâm mụn, sẹo do mụn để lại, ngăn chặn nếp nhăn và bệnh chàm.
#Giúp dạ dày khỏe mạnh: Trà táo đỏ và kỷ tử tác dụng bồi bổ lá lách và dạ dày rất tốt. Đối với một số người có lá lách và dạ dày yếu, thường xuyên bị tiêu chảy, mệt mỏi, uống một tách trà táo đỏ và kỷ tử có thể bổ sung khí huyết, tăng cảm giác thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong táo đỏ như protein, đường, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C, các nguyên tố vi lượng và axit amin khác, giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
#Bổ khí huyết: Hàm lượng vitamin A, B, C dồi dào cùng sắt, kẽm và selen trong hai loại quả này giúp tăng cường chức năng tái tạo máu, dưỡng huyết. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, bạn hãy thường xuyên uống loại trà bổ dưỡng này. Loại trà này cũng giúp làn da của bạn trông tươi sáng và hồng hào hơn.
#Chống lão hóa: Táo đỏ và kỷ tử đều rất giàu vitamin, đặc biệt táo đỏ chứa nhiều vitamin C và được mệnh danh là “kho báu vitamin tự nhiên”. Hàm lượng vitamin A trong kỷ tử rất cao, giúp chống oxy hóa rất mạnh. Uống trà táo đỏ kỷ tử có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giảm quá trình oxy hóa tế bào của con người và trì hoãn sự lão hóa.
#Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, Phenolics chứa trong chiết xuất của táo đỏ giúp làm tăng hoạt động chống oxy hóa. Các enzyme chống oxy hóa hoạt động nhanh hơn các tế bào gốc tự do từ đó nên mới ngăn được sự phát triển của mầm bệnh ung thư.
Chú ý: Táo tàu khô có kích thước khác nhau. Tuy không có sự chênh lệch đáng kể về hàm lượng dinh dưỡng và chức năng chữa bệnh, nhưng để tiện lợi cho quá trình chế biến, chúng ta nên chọTrong một số loại táo tàu, táo Tân Cương được nhận xét là “thượng hạng” bởi hương vị thơm ngon đặc biệt.